0946 106 538

“BÀI TOÁN KHÓ” CỦA THỊ TRƯỜNG ĐÈN LED VIỆT NAM

Được dự đoán sẽ chiếm lĩnh thị trường chiếu sáng thế giới vào năm 2015, tuy nhiên, tại Việt Nam, việc ứng dụng đèn LED lại đang “chậm chạp một cách khó hiểu”
Với rất nhiều ưu điểm từ hiệu suất phát sáng, tuổi thọ, độ bền, độ an toàn, thân thiện với môi trường và đặc biệt là khả năng tiết kiệm, đèn LED được cho là cuộc cách mạng lần thứ 3 trong lịch sử công nghệ chiếu sáng, sau đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.

Đèn LED với nhiều ưu thế dự kiến sẽ chiếm lĩnh thị trường chiếu sáng vào năm 2015

Một nghiên cứu đo hiệu suất của 4.250 đèn LED lắp đặt tại 35 địa điểm cho thấy đèn LED tiết kiệm được hơn 3,4 triệu kWh mỗi năm khi so sánh với hệ thống chiếu sáng trước đó. Các cư dân còn nhận xét họ cảm thấy tòa nhà miinfh an toàn hơn và dễ chịu hơn bởi ánh sáng do đèn phát ra giống như anh sáng ban ngày.

Theo nhiều chuyên gia, hiện việc chuyển đổi từ các loại đèn truyền thống sang sử dụng đèn LED đang đạt tốc độ cao nhất từ trước tới nay. Theo dự đoán, công nghệ LED sẽ thống trị thị trường chiếu sáng trên thế giới vào năm 2015.

Theo đó, thị trường đèn LED toàn cầu sẽ tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2011 lên mức 3,7 tỷ USD vào năm 2016. Tốc độ tăng trưởng doanh thu được dự báo nằm trong khoảng 14%/năm, tùy thuộc vào sự suy giảm giá bán trung bình trong năm.

Theo tờ DigiTimes, các công ty đèn LED của Trung Quốc trong năm 2014 đều đạt mức doanh thu hàng tỷ nhân dân tệ, có trường hợp như MLS, nhà lắp ráp đèn LED lớn nhất Trung Quốc dự kiến đạt doanh thu 3,5-3,8 tỷ tệ (khoảng 572-621 triệu USD).

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ LED cũng là lý do ba nhà khoa học Nhật Bản được trao tặng giải Nobel Vật lý năm 2014 nhờ phát minh ra đèn BlueLED, một trong những bước ngoặt trong lịch sử phát triển của công nghệ LED, cho phép tạo ra các nguồn ánh sáng trắng hơn và tiết kiệm hơn.

Nhiều khó khăn

Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, từ đầu những năm 2010, đèn LED đã bắt đầu được ứng dụng vào chiếu sáng nhà ở và các công trình xã hội. Trong thời gian này, các doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng LED. Có doanh nghiệp như Rạng Đông đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển, mời các nhà khoa học hàng đầu về công nghệ chiếu sáng tại Việt Nam về làm việc với mức lương cao.

Tại Việt Nam, đèn LED mới chỉ được ứng dụng chủ yếu trong trang trí và quảng cáo

Tuy nhiên, bất chấp những ưu thế to lớn cả về kinh tế lẫn sức khỏe, bất chấp sự đầu tư có bài bản của các doanh nghiệp, việc ứng dụng đèn LED vào đời sống tại Việt Nam vẫn diễn ra chậm chạp một cách khó hiểu.

Trong khi việc sử dụng đèn LED trong sinh hoạt vẫn chưa phổ biến thì việc ứng dụng công nghệ LED vào các công trình công cộng cũng chưa có nhiều tiến triển. Tại Hội thảo “Đèn LED – Cơ hội, thách thức ở Việt Nam” diễn ra ngày 6/12 tại Hà Nội, ông Lê Trung Kiên, thuộc Công ty TNHH Một thành viên chiếu sáng và thiết bị đô thị, cho biết, hiện tại đèn LED chỉ mới được ứng dụng vào lĩnh vực quảng cáo và trang trí đường phố, các tòa nhà. Việc ứng dụng đèn LED trong chiếu sáng vẫn còn rất hạn chế.

Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chiếu sáng Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông cho rằng, mặc dù có nhiều ưu điểm, công nghệ chiếu sáng LED hiện nay vẫn khá đắt so với các công nghệ chiếu sáng truyền thống khác. Giá thành đắt hơn từ 4-5 lần so với đèn sợi đốt hoặc đèn huỳnh quang thông thường chính là nguyên nhân khiến đèn LED chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam.

Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Trung Kiên, cho biết chi phí cho một bộ đèn LED có công suất từ 100-160W vào khoảng 15-20 triệu đồng hoặc hơn với những nhãn hiệu lớn. Trong khi đó, chi phí đầu tư cho một bộ đèn chiếu sáng đường phố sử dụng bóng sợi đốt chỉ vào khoảng 3-3,5 triệu đồng.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác, theo ông Thăng, chính là sự thiếu minh bạch của thị trường đèn LED tại Việt Nam. Theo ông Thăng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đèn LED của Trung Quốc hoặc đèn LED được lắp ráp từ linh kiện nhập từ Trung Quốc của các doanh nghiệp nhỏ theo kiểu “copy mù” đều có chất lượng rất kém.

Điều đáng nói là các sản phẩm này đều được tung ra thị trường với bao bì choáng ngợp, với đủ thứ ngôn từ hoa mỹ như siêu sáng, siêu bền, siêu tiết kiệm điện, tuổi thọ 50 ngàn đến 100 ngàn giờ… trong khi chất lượng thực tế lại không được như vậy.

“Nhiều loại đèn được quảng cáo là tuổi thọ 50 ngàn giờ nhưng chỉ mới vài dùng một năm, thậm chí vài tháng thì anh sáng đã rất kém”, ông Thăng cho hay.

Ông Thăng cũng dẫn ví dụ về thờ điểm đưa các loại đèn compact vào sử dụng tại Việt Nam, chúng ta cũng đã quảng cáo rất nhiều về tính ưu vệt của loại đèn này so vớ đèn sợi đốt. Tuy nhiên, do ngườ dân mua phải hàng kém chất lượng nên hoàn toàn không nhận thấy sự vượt trội của loại đèn này

“Chúng ta càng tuyên truyền nhiều về cái hay, cái tốt của đèn LED trong khi thực tế ngườ dùng lại mua phả những đèn LED kém chất lượng, làm giả như vậy thì càng phản cảm với đèn LED”, ông Thăng nó. “Điều này sẽ là rào cản lớn trong sự phát triển sản phẩm LED tại Việt Nam”.

Từ góc độ chính sách, ông Lê Trung Kiên lại cho rằng, Việt Nam hiện vẫn chưa có các tiêu chuẩn, quy chuẩn chung để đánh giá chất lượng các sản phẩm LED trên thị trường. Các tiêu chuẩn hện nay chủ yếu là do các đơn vị sản xuất tự xây dựng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.